DOANH NGHIỆP DƯỚI 10 LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG ƯU TIÊN GÌ?

DOANH NGHIỆP DƯỚI 10 LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG ƯU TIÊN GÌ?

DOANH NGHIỆP DƯỚI 10 LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG ƯU TIÊN GÌ?

DOANH NGHIỆP DƯỚI 10 LAO ĐỘNG ĐƯỢC HƯỞNG NHỮNG ƯU TIÊN GÌ?

Hiện nay, loại hình doanh nghiệp nhỏ với quy mô dưới 10 lao động đang rất phổ biến tại Việt Nam. Cùng Luatbinhduong.net tìm hiểu xem loại hình doanh nghiệp này đang được hưởng những chính sách ưu tiên như thế nào?

1. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2012;

- Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động.

- Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017.

- Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương.

- Nghị định 121/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương.

- Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

2. Luật sư tư vấn:

* Về việc đăng ký nội quy lao động

Điều 119 Bộ luật Lao động 2012 có quy định: 

"Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản".

Điều 10 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH cũng quy định như sau:

"Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động; trường hợp ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực của nội quy lao động do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động; trường hợp không ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận nội dung kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi trong hợp đồng lao động để thực hiện".

Có nghĩa là Doanh nghiệp có dưới 10 người lao động tại tổ chức của mình không cần đăng ký nội quy lao động bằng văn bản, doanh nghiệp và người lao động tự thỏa thuận nội quy lao động, trách nhiệm về vật chất và ghi trong hợp đồng lao động.

* Về việc tổ chức hội nghị người lao động:

Điều 14 Nghị định 149/2018/NĐ-CP quy định:

"Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động được miễn trừ tổ chức hội nghị người lao động theo quy định tại Điều 9 và ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc bằng văn bản theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này".

Tức là, Doanh nghiệp có dưới 10 người lao động được miễn tổ chức hội nghị người lao động.

* Về thủ tục về thuế và kế toán:

Điều 10 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 có quy định như sau:

"1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật về thuế, kế toán."

Thế nào là doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân Hàng Thế Giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

Vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

- Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

Như vậy, doanh nghiệp có dưới 10 người lao động được áp các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản.

* Về thủ tục gửi thang lương, bảng lương và định mức lao động:

Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức xây dựng hoặc rà soát sửa đổi bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động và gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị, chi nhánh hoạt động ở các địa bàn khác nhau thì sau khi xây dựng, quyết định thang lương, bảng lương và định mức lao động, doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt đơn vị, chi nhánh của doanh nghiệp để theo dõi, kiểm tra.

Tuy nhiên, Nghị định 121/2018/NĐ-CP có bổ sung nội dung như sau: 

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”

Có nghĩa là Doanh nghiệp có dưới 10 người lao động không cần gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

Kết luận: Doanh nghiệp có dưới 10 lao động được hưởng 4 ưu tiên như sau:

1. Không cần đăng ký nội quy lao động bằng văn bản.

2. Miễn tổ chức hội nghị người lao động.

3. Được áp các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản.

4. Không cần gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương