CÓ BẰNG CỬ NHÂN Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC MỞ PHÒNG KHÁM NHA KHOA TẠI VIỆT NAM?

CÓ BẰNG CỬ NHÂN Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC MỞ PHÒNG KHÁM NHA KHOA TẠI VIỆT NAM?

CÓ BẰNG CỬ NHÂN Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC MỞ PHÒNG KHÁM NHA KHOA TẠI VIỆT NAM?

CÓ BẰNG CỬ NHÂN Ở NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC MỞ PHÒNG KHÁM NHA KHOA TẠI VIỆT NAM?
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Chào Luật sư!
Em hiện đang làm trong lĩnh vực nha khoa, đang tìm hiểu về yêu cầu và tư cách pháp nhân để mở một phòng khám về nha. Cho em hỏi:
+ Nếu mình hiện đang có bằng Bachelor of Oral health science (Cử nhân khoa học sức khỏe răng miệng), văn bằng được hoàn thành ở Úc (học và tốt nghiệp tại Úc), thì văn bằng này có thể chuyển đổi sang Việt Nam và đăng kí mở một phòng khám nha khoa được không? Đây có được coi là bác sĩ (nha sĩ) không? 
+ Nếu chưa chưa thể mở ngay thì cần những điều kiện gì (chẳng hạn học thêm đổi chuyển đổi bằng, hành nghề bao lâu, ...) thì mới có thể đứng tên một cơ sở nha khoa.
Mong Luật sư tư vấn giúp em về vấn đề này ạ!
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Để hành nghề và mở phòng khám tại Việt Nam thì bạn phải đáp ứng được điều kiện cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về nhân sự như sau:
“Điều 26. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa
3. Nhân sự:
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký.
- Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
Ngoài ra, riêng đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải đáp ứng các điều kiện như sau:
+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng;
+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên khoa y học cổ truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phương pháp y học cổ truyền;
+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;
+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng;
+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa nam học.”
Như vậy, bạn sẽ phải xin chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký (nha khoa). Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề được quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
a) Văn bằng chuyên môn y;
b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
3. Giấy xác nhận quá trình thực hành theo Mẫu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc bản sao hợp lệ các văn bằng tốt nghiệp bác sỹ nội trú, bác sỹ chuyên khoa I, bác sỹ chuyên khoa II, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
4. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 6 Điều 23 và khoản 5 Điều 25 Nghị định này cấp.
5. Phiếu lý lịch tư pháp.
6. Sơ yếu lý lịch tự thuật theo Mẫu 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong cơ sở y tế tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoặc sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú đối với những người xin cấp chứng chỉ hành nghề không làm việc cho cơ sở y tế nào tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
7. Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.”
Theo quy định trên thì nếu bạn mới chỉ có văn bằng cử nhân do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì chưa đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề và chưa được coi là bác sĩ. Bạn phải nộp kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì mới được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ. Việc đào tạo bổ sung tại các cơ sở đào tạo được quy định tại Thông tư 42/2018/TT-BYT, theo đó, việc đao tạo đối với chuyên khoa răng – hàm – mặt là 12 tháng học tập trung tại các cơ sở đào tạo bổ sung đáp ứng các điều kiện sau:
+ Đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có đủ các điều kiện mở ngành đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Có cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
+ Có ít nhất một khóa tốt nghiệp đúng ngành đào tạo bổ sung.
Như vậy, nếu bạn mới chỉ có văn bằng cử nhân y khoa ở nước ngoài thì bạn chưa được coi là bác sĩ và chưa được mở phòng khám nha khoa tại Việt Nam. Bạn sẽ phải có thêm Giấy chứng nhận đã qua đào tạo chuyên ngành nha khoa tại cơ sở đào tạo bổ sung theo quy định của Bộ Y tế để xin cấp chứng chỉ hành nghề là bác sĩ và phải có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa này thì mới có đủ điều kiện mở phòng khám nha khoa tại Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!
 

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương