CHO VAY TIỀN KHÔNG CÓ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THÌ CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

CHO VAY TIỀN KHÔNG CÓ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THÌ CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

CHO VAY TIỀN KHÔNG CÓ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THÌ CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC KHÔNG?

CHO VAY TIỀN KHÔNG CÓ GIẤY TỜ CHỨNG MINH THÌ CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC KHÔNG?
NỘI DUNG TƯ VẤN: 
Em xin chào Luật Sư ạ! Em xin hỏi vấn đề như sau:
Lúc đầu năm em có cho một người thân mượn tiền, số tiền trên 200 triệu, vì là người thân nên em tin tưởng cho họ mượn cũng không giấy tờ, không lời lãi gì cả. Em nhiều lần hỏi nhưng họ không trả. Bây giờ em chỉ còn dòng tin nhắn họ mượn tiền và 1 số hình ảnh chứng minh được là họ mượn tiền của em thì em có thể kiện họ đòi lại không ạ?
Em xin cảm ơn ạ!
TRẢ LỜI: 
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi để nghị tư vấn đến Luatbinhduong.net, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, hình thức của giao dịch dân sự.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có cho người khác vay với số tiền trên 200 triệu đồng, căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
Theo đó, hình thức của hợp đồng dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do đó đối với trường hợp của bạn, cho người khác vay tiền chỉ được hai bên thỏa thuận với nhau bằng lời nói, không có lãi và không có bất kỳ giấy tờ nào (không được lập thành văn bản) để chứng minh về việc cho vay và đã giao tiền cho bên vay. Tuy nhiên, bạn có đề cập đến vấn đề có tin nhắn họ vay tiền (nếu có đủ cơ sở để khẳng định bạn đã cho họ vay), kèm theo một số hình ảnh chứng minh được họ đã vay tiền của bạn thì vẫn được pháp luật thừa nhận.

- Thứ hai, nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
"1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
..."
Theo quy định này, nếu đến hạn trả nợ mà hai bên đã thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận nhưng khi có nhu cầu bạn đã thông báo cho bên kia biết trước một khoảng thời gian hợp lí nhưng bên vay cố tình không trả nợ cho bạn, thì bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi người vay cư trú, làm việc để đòi lại số tiền bạn đã cho vay.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương