BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN XE GÂY TAI NẠN?

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN XE GÂY TAI NẠN?

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN XE GÂY TAI NẠN?

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG KHI CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN XE GÂY TAI NẠN?
CÂU HỎI ĐỀ NGHỊ TƯ VẤN:
Em có cho em trai mượn xe đi chơi và em trai em cùng người bạn uống rượu say đã đâm vào người qua đường. Tuy nhiên, người lái xe không phải là em của em mà là người bạn đi cùng bạn của em. Khi xảy ra tai nạn, em trai em ngất đi. Người bạn gây tai nạn đã bỏ mặc em trai em và người gặp nạn rồi chạy trốn. Luật sư cho em hỏi, trường hợp này gia đình em phải giải quyết như thế nào và trách nhiệm bồi thường như thế nào ạ!
Xin cảm ơn luật sư!
TRẢ LỜI:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luatbinhduong.net, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên.
Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Nếu người điều khiển phương tiện gây tai nạn có lỗi khi tham gia giao thông và gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác thì có trách nhiệm phải bồi thường. Nếu như người bạn của em trai bạn đã uống rượu bia và có lỗi trực tiếp dẫn đến tai nạn thì người đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Hành vi này còn có thể cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.00 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
…..”
Nếu thiệt hại không phải do người điều khiển phương tiện gây ra mà do bản thân chiếc xe gây ra ví dụ: phanh hoặc một bộ phận nào đó của xe bị hỏng gây tai nạn thì bạn là chủ xe có trách nhiệm phải bồi thường vì chủ sở hữu của xe có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015). Nếu bạn biết rõ là người điều khiển phương tiện trong tình trạng sử dụng rượu bia hoặc không có giấy phép lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác tuy nhiên vẫn giao xe cho người đó điều khiển thì hành vi của bạn có thể cấu thành tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo Điều 264 Bộ luật hình sự năm 2015 (sđbs 2017):
“1. Người nào giao cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc đang trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy, chất kích thích mạnh khác hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng....”
Thứ hai, quyền lợi của em bạn.
Nếu em bạn là người mượn xe nhưng cũng giao xe cho người bạn đang say rươụ điều khiển phương tiện thì em bạn cũng có lỗi và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 264 Bộ luật hình sự năm 2015 sđbs 2017. Nếu em bạn và bạn không có lỗi cũng như tai nạn xảy ra không phải do chiếc xe bị hư hỏng mà hoàn toàn do lỗi của bên người qua đường hoặc của người bạn của em bạn thì em bạn sẽ được người có lỗi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 và nếu chiếc xe của bạn bị hư hỏng thì bạn cũng được bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589 Bộ dân sự năm 2015)
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương