BỊ NHẮN TIN ĐE DỌA THÌ PHẢI LÀM SAO?

BỊ NHẮN TIN ĐE DỌA THÌ PHẢI LÀM SAO?

BỊ NHẮN TIN ĐE DỌA THÌ PHẢI LÀM SAO?

BỊ NHẮN TIN ĐE DỌA THÌ PHẢI LÀM SAO?
CÂU HỎI:
 Bị nhắn tin đe dọa thì phải làm sao?
Thưa Luật sư, Trong những ngày gần đây tôi có nhận được nhiều số điện thoại lạ điện vào máy của mình với nội dung tin nhắn mang tính đe dọa. Cụ thể là: Trước tôi có làm việc cho một cửa hàng ảnh viện áo cưới, trong thời gian tôi làm việc không gây bất đồng đến một ai làm cùng cửa hàng với mình. Thời gian làm việc của mình trong cửa hàng cũng được khoảng 10 tháng thì mình có xin nghỉ để về mở cửa hàng áo cưới, trong thời gian đó mình báo nghỉ trước 1 tháng để cửa hàng sắp xếp tìm nhân viên mới. Trong quá trình đó chủ cửa hàng có nhắn tin đe dọa không cho phép bất kỳ người nào làm ở cửa hàng đó được phép mở cửa hàng trên đất của huyện đó. Vào ngày hôm nay, tôi có nhận được tin nhắn và những cuộc điện thoại hỏi dò xem nơi tôi sinh sống để đe dọa tinh thần và muốn đánh người để dằn mặt.
Vậy tôi phải làm gì để yên tâm làm ăn và có việc gì xảy ra thì cần làm những thủ tục gì để báo đến cơ quan nào để giải quyết vụ việc?
Xin cảm ơn Luật sư!
TRẢ LỜI:
Hành vi nhắn tin đe dọa tinh thần của người khác là hành vi vi phạm pháp luật, sẽ vị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ, cụ thể như sau:
"3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
..."
Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng công an, trưởng phòng cảnh sát trật tự, trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp huyện.
Mặt khác, nếu hành vi nhắn tin kèm theo những lời đe dọa giết người thì người nhắn tin có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự 2015, sđbs 2017:
"Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác."
Theo đó, nếu có đủ căn cứ cho thấy hành vi của người này cấu thành tội phạm nêu trên bạn có thể làm đơn tố cáo tới cơ quan công an nơi xảy ra hành vi phạm tội để được giải quyết.
Như vậy, bạn có thể báo ngay với Cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra và xử phạt.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương