BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH ĐƯỢC CẤP LẠI MẤY LẦN?

BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH ĐƯỢC CẤP LẠI MẤY LẦN?

BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH ĐƯỢC CẤP LẠI MẤY LẦN?

BẢN CHÍNH GIẤY KHAI SINH ĐƯỢC CẤP LẠI MẤY LẦN?
CÂU HỎI:
Tôi xin hỏi luật sư. Chồng tôi có làm lại giấy khai sinh bản chính xin cấp lại vào năm 2010 nhưng giờ đã bị mất. Nhưng giờ muốn xin cấp lại 1 lần nữa thì cán bộ tư pháp có cấp lại được không.
Xin cảm ơn!
TRẢ LỜI:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Luatbinhduong.net. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hộ tịch 2014;
NĐ 123/2015/NĐ-CP;
NĐ 158/2005/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 62 Nghị định 158/2005/NĐ-CP có quy định:
1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh.
Theo NĐ 158/2005/NĐ-CP khi mất bản chính Giấy khai sinh sẽ được cấp lại. Tuy nhiên từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật hộ tịch 2014 bắt đầu có hiệu lực đã thay thế NĐ 158/2005/NĐ-CP. Trong Luật hộ tịch 2014 và các văn bản hướng dẫn không còn quy định việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất Giấy khai sinh, tùy từng trường hợp người bị mất có thể thực hiện thủ tục xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh. Cụ thể như sau:
– Cấp bản sao trích lục hộ tịch:
Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.
Về thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch, Điều 64 Luật tộ tịch 2014 hướng dẫn:
Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai theo mẫu quy định cho Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch.”
Vậy, trường hợp này bạn có thể trực tiếp tới ủy ban nhân dân xã hoặc thông qua người đại diện gửi tờ khai để được cấp bản sao trích lục Giấy khai sinh.
– Đăng ký lại việc khai sinh:
Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau về vấn đề đăng ký lại khai sinh:
“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử
1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”
Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc đăng ký lại khai sinh chỉ được giải quyết trong trường hợp bạn bị mất bản chính giấy khai sinh đồng thời nơi bạn đã đăng ký khai sinh bị mất hết hồ sơ lưu trữ. Còn trong trường hợp tại địa phương vẫn đang lưu trữ những thông tin đăng ký khai sinh của bạn thì bạn chỉ có thể xin trích lục giấy khai sinh theo quy định tại Luật hộ tịch 2014.
*Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao trích lục:
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch.
+ Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
- Giấy tờ phải nộp
+ Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.
+ Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức.
+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương