Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

Luật Bình Dương

ADB SAIGON - CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ÁP DỤNG THỜI HIỆU KHỞI KIỆN

 Khi cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm, chủ thể đó có thể tiến hành khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Xong, chủ thể khởi kiện phải tuân thủ quy định về thời hiệu khởi kiện, theo đó, nếu thời hạn đó kết thúc thì sẽ  mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp để bảo đảm quyền lợi cho bên bị xâm phạm mà pháp luật đã đưa ra quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong một số trường hợp nhất định.

Theo quy định tại Điều 155 của BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

- Thứ nhất: Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

- Thứ hai: Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

-  Thứ ba: Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

-  Thứ tư: Trường hợp khác do luật quy định.

Một ví dụ trong trường hợp thứ tư này đó là thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Khoản 2 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định trong trường hợp khởi kiện về tranh chấp di sản thừa kế thì thời hiệu khởi kiện là 10 năm, kể từ ngày mở thừa kế. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ sẽ không áp dụng thời hiệu, đó là các trường hợp quy định tại Tại Mục 2.4, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HDDTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán TANDTC  hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, cụ thể:

"Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

- Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

+ Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

- Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."

Trên đây là tư vấn của Luatbinhduong.net. Nếu còn vướng mắc hoặc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6 270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương