99 CÂU GIẢI ĐÁP VỀ CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT 2019

99 CÂU GIẢI ĐÁP VỀ CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT 2019

99 CÂU GIẢI ĐÁP VỀ CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT 2019

99 CÂU GIẢI ĐÁP VỀ CHÍNH SÁCH BHXH, BHYT 2019 (CÂU 1 ĐẾN 9)
Để biết các câu hỏi từ  10 đến 29  truy cập theo link sau: http://luatbinhduong.net/hoi-dap/99-cau-giai-dap-ve-chinh-sach-bhxh-bhyt-2019-cau-10-den-29-814.html
Câu 9. Bạn đọc có địa chỉ email vuthuong...@gmail.com hỏi:
Tôi tham gia BHXH được 8 năm, nay muốn hưởng BHXH một lần để ra nước ngoài sống. Vậy thủ tục hưởng BHXH một lần gồm những gì? Có thể cho người khác làm thủ tục thay không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Hồ sơ Bạn cần chuẩn bị để đề nghị giải quyết hưởng BHXH một lần khi ra nước ngoài định cư bao gồm:
a) Sổ BHXH.
b) Đơn đề nghị (Mẫu 14-HSB).
c) Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Luật BHXH thì Bạn có quyền ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp BHXH.
Câu 8. Bạn đọc có địa chỉ email myhanhna2503...@gmail.com hỏi:
Tôi đóng BHXH công ty cũ hơn 1 năm thì nghỉ việc qua công ty mới làm. Trong thời gian đổi công việc, tôi dừng đóng BHXH 1 tháng và tiếp tục đóng liên tục 6 tháng bên công ty mới. Vậy sau khi đóng đủ 6 tháng bên công ty mới thì tôi sinh con, lúc đó tôi có được hưởng chế độ thai sản không?
BHXH Việt Nam trả lời
Khoản 2, Khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là: Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Trường hợp của Bạn nếu tại thời điểm sinh con, Bạn đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì Bạn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.
Câu 7. Bạn đọc có địa chỉ email congtyminhlong...@gmail.com hỏi:
Công ty tôi chỉ đóng BHXH cho 2 người và nộp bằng giấy. Nay tôi bị bệnh được giấy chứng nhận nghỉ làm được hưởng BHXH 5 ngày, vậy cần làm những thủ tục giấy tờ gì để được thanh toán 5 ngày nghỉ trên? Xin cảm ơn!
BHXH Việt Nam trả lời
Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động đang tham gia BHXH là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động bị ốm đau theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH; Khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, gồm:
- Trường hợp điều trị nội trú: Giấy ra viện.
- Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
Trường hợp của Bạn nếu đang tham gia BHXH và phải nghỉ việc do ốm đau, Bạn nộp hồ sơ theo quy định nêu trên cho đơn vị sử dụng lao động để lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH xem xét giải quyết.
Câu 6. Bạn đọc có địa chỉ email tung...@chauhungjapan.com hỏi:
Tôi đã đóng BHXH được hơn 3 năm, đầu năm 2018 tôi sinh con và bị thất nghiệp nên đã hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1. Đầu năm 2019, tôi có tiếp tục đi làm và đóng BHXH đến nay được 6 tháng. Tuy nhiên, tôi hết hạn hợp đồng lao động và tôi chuẩn bị thất nghiệp. Vì vậy tôi muốn hỏi tôi mới đóng tiếp được 6 tháng BHXH như vậy tôi có tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
BHXH Việt Nam trả lời:
  Điều 49 Luật Việc làm quy định người lao động đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
  1. Chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ, HĐLV trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
  2. Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, HĐLV đối với trường hợp làm việc theo HĐLĐ, HĐLV từ 12 tháng trở lên; đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với trường hợp làm việc theo HĐLĐ mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
  3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, HĐLV;
  4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.
 Trường hợp của Bạn sau khi đã hưởng BHTN lần 1 Bạn đóng tiếp BHTN được 6 tháng như vậy Bạn chưa đủ điều kiện về thời gian đóng BHTN (theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 nêu trên) để hưởng BHTN.
Câu 5. Bạn đọc có địa chỉ email huy....@ldc.com hỏi:
Tôi đang điều trị bệnh ung thư và hưởng BHXH, hiện tại tôi đang hóa trị dạng ngoại trú, tôi nhập viện điều trị ngoại trú từ ngày 07/10-28/10. Trong khoảng thời gian điều trị nghỉ hưởng BHXH, tôi vẫn đi làm và được công ty trả trợ cấp làm việc vào mục trợ cấp khác, hỏi như vậy công ty có sai luật không? và tôi được hưởng khoản trợ cấp đó có chính đáng không? (trong thời gian điều trị bệnh, tôi vẫn bị trừ lương và hưởng BHXH).
BHXH Việt Nam trả lời:
Điều 25 Luật BHXH quy định điều kiện hưởng chế độ ốm đau là: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Khoản 2 Điều 186 Bộ luật Lao động quy định: Trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ BHXH, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
Căn cứ các quy định nêu trên, đối với trường hợp của Bạn nếu trong thời gian nghỉ điều trị ngoại trú Bạn vẫn đi làm chấm công và hưởng lương thì Bạn không được hưởng chế độ ốm đau. Việc Công ty không trả lương cho Bạn trong thời gian Bạn nghỉ việc hưởng chế độ BHXH là đúng quy định. Trong trường hợp Bạn và Công ty có thỏa thuận để Bạn nhận được một khoản trợ cấp khác không thuộc thẩm quyền trả lời của cơ quan BHXH.
Câu 4. Bạn đọc có địa chỉ email nguyentrang.268...@gmail.com hỏi:
Tôi làm việc cho một công ty nước ngoài, thứ 7 tôi được khai báo tăng, đến thứ 2 tuần sau đó tôi nghỉ do một số lí do ở công ty. Tôi mới khai báo tăng được 1 ngày và đến công ty mới đóng BHXH thì kế toán của công ty mới cho biết cơ quan BHXH báo sổ ở công ty cũ. Sau đó, tôi gọi cho công ty cũ họ báo tôi không có sổ tại công ty. Vậy cho tôi hỏi, khai tăng 1 ngày rồi báo giảm luôn thì đã có sổ chưa? Nếu có rồi thì sổ của tôi hiện tại ở đâu?
BHXH Việt Nam trả lời:
 Tra cứu quá trình tham gia BHXH; nhắn tin theo cú pháp TC BHXH {mã số BHXH} gửi 8079 để tra cứu thời gian đóng BHXH hoặc cung cấp thông tin để cơ quan BHXH tra cứu.àTra cứu trực tuyến àTheo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH thời hạn cấp mới sổ BHXH không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp công ty bạn báo giảm chưa kịp thời cũng có thể phát sinh việc cấp sổ BHXH và đã có quá trình đóng BHXH. Để kiểm tra việc đã được cấp sổ BHXH hay chưa đề nghị bạn liên hệ với tổng đài 1900 9068; truy cập website: http://baohiemxahoi.gov.vn
Câu 3. Bạn đọc có địa chỉ email minhthanh...@gmail.com hỏi:
Tôi đã tham gia BHXH được 2 năm với tên: Võ A. Nay tôi đã là hồ sơ cải chính hộ tịch thay đổi lại tên đệm và tên thành Võ Văn B. Tôi đã Làm lại các giấy tờ như Sổ hộ khẩu, CMND, giấy phép lái xe. Và khi tôi đi làm tại công ty mới với tên Võ Văn B thì khi ghi số CMND đăng ký BHXH, tôi có được cộng dồn vào với sổ BHXH cũ (với tên Võ A) hay không vì tôi chỉ có 1 số CMND. Tôi lên tra cứu BHXH thì không có thông tin tên cũ lẫn tên mới. Tôi không biết tôi đã thay đổi tên thì khi đóng BHXH có được đóng dồn vào sổ cũ hay không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Để được cấp lại sổ BHXH do thay đổi tên, tên đệm, đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) kèm theo Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh do cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp theo quy định và chứng minh thư/thẻ căn cước/hộ chiếu gửi cơ quan BHXH.
Theo quy định mỗi người chỉ được cấp 01 mã số BHXH duy nhất trong suốt quá trình tham gia, vì vậy bạn cần cung cấp mã số BHXH ghi trên sổ BHXH cũ cho Công ty mới để được nối tiếp quá trình tham gia. Trường hợp bạn đã được cấp sổ BHXH theo tên mới tại công ty sau này, sau khi được cấp lại sổ BHXH trước đó theo tên mới bạn thực hiện thêm thủ tục gộp sổ BHXH cũ đã cấp với sổ BHXH mới sau này.
Câu 2. Bạn đọc có địa chỉ email dangha...@gmail.com hỏi:
Hiện tại tôi đã mang thai được 32 tuần và có làm cho 1 siêu thị ở Hà Nội, do sơ suất và không được phát sổ BHXH nên tôi không kiểm tra kỹ thông tin. Cho đến hôm qua tôi có tra cứu để kiểm tra quá trình đóng BHXH của mình thì mới phát hiện trong sổ BHXH của tôi bị sai giới tính thành Nam và thẻ BHYT của tôi đang sửa lại thông tin.Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này thì tôi phải điền thông tin gì và liệu thông tin đó của tôi có được sửa trước khi tôi sinh không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cơ quan BHXH để thực hiện điều chỉnh giới tính trên sổ BHXH. Thời hạn cấp lại sổ BHXH do điều chỉnh giới tính không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Câu 1. Bạn đọc có địa chỉ email haint....@gmail.com hỏi:
Chứng minh thư cũ của tôi đã hết hạn sau 15 năm (cấp từ 2001). Năm 2016 tôi đã thay bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) mới. Vậy cơ quan BHXH cho tôi hỏi:
1. Tôi có cần yêu cầu cơ quan BHXH đổi lại thông tin CCCD trên bìa sổ của tôi không?
2. Bìa sổ thiếu thông tin nơi cấp giấy khai sinh: có cần yêu cầu cơ quan BHXH cập nhật lại thông tin này không? Nếu tôi không thực hiện cập nhật lại các thông tin trên thì có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của tôi không?
BHXH Việt Nam trả lời:
Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) nộp cơ quan BHXH đề thực hiện cập nhật các nội dung thay đổi về số chứng minh nhân dân trên cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH (không cần phải cấp lại bìa sổ BHXH). Mẫu sổ hiện nay không có thông tin về nơi cấp giấy khai sinh, tuy nhiên đây là một trong những thông tin để quản lý của cơ quan BHXH, tránh tình trạng trùng giữa 2 người tham gia. Vì vậy, khi lập tờ khai đề nghị bạn khai báo nơi đang ký khai sinh để cơ quan BHXH cập nhật vào cơ sở dữ liệu BHXH Việt Nam.

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương